Hầu hết mọi người gặp phải hiện tượng ợ hơi sau khi ăn xong. Thế nhưng, cũng xảy ra nhiều trường hợp ợ hơi khi đói. Ợ hơi lúc đói có gì đặc biệt? Làm thế nào để xử lý tình trạng này? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Ợ hơi khi đói là gì
Ợ hơi là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể. Thực tế, trong quá trình ăn uống hàng ngày, chúng ta nuốt vào dạ dày khá nhiều không khí. Ngoài ra, lượng khí nhất định sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn khiến cho dạ dày bị căng tức do chứa nhiều không khí. Khi đó, để giảm bớt áp lực trong dạ dày thì hiện tượng ợ hơi sẽ xảy ra.
Cơ thể thải không khí dư thừa qua đường hậu môn và đường miệng. Không khí từ dạ dày thoát ngược lên thực quản và đi ra từ miệng gọi là ợ hơi. Khi bị ợ hơi lúc đói, hiện tượng ợ hơi có thể kèm theo vị đắng của dịch mật hoặc vị chua. Ợ hơi khi đói làm dạ dày thêm nôn nao và khó chịu.
Tuy nhiên, hiện tượng ợ hơi chỉ thường xảy ra sau bữa ăn khi có nhiều thức ăn trong dạ dày. Do đó, nếu bạn bị ợ hơi lúc đói thường xuyên, lúc chưa ăn gì, dạ dày rỗng thì có thể là biểu hiện của bệnh lý dạ dày nguy hiểm.
Bệnh trào ngược dạ dày gây ợ hơi khi đói
Ợ hơi là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Có khoảng 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ bị ợ hơi.
Khi bị mắc trào ngược dạ dày thực quản, cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu và số lần đóng mở nhiều hơn so với lúc bình thường. Khi đói, dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Chứng trào ngược dạ dày thực quản làm cho axit từ dạ dày lúc đói bị đẩy ngược lên khoang miệng.
Miệng phải tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit khiến lượng khí trong dạ dày theo đó mà cũng tăng lên. Khi dạ dày căng phồng vì chứa đầy khí, khí sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài. Lượng khí theo thực quản thoát ra ngoài theo đường miệng gây ra hiện tượng ợ hơi.
Hiện tượng ợ hơi khi đói gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,…
Cách giảm ợ hơi khi đói hiệu quả tại nhà
Để có thể giảm tình trạng ợ hơi khi đói, bạn nên thực hiện những phương pháp sau đây:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Khi cơ thể quá đói, tình trạng ợ hơi có thể diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, các bạn cần chú ý nạp năng lượng. Bạn nên ăn ngay các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, bánh mì, sữa,… kết hợp ăn uống khoa học, đúng giờ để dạ dày hoạt động tốt và không gây ra tình trạng ợ hơi.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Nên thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều khi đang ăn. Sau khi ăn no không nên nằm xuống ngay lập tức vì có thể khiến thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Hạn chế uống nước ngọt có ga, cà phê, hút thuốc thường xuyên vì chúng chứa chất kích thích gây kích ứng dạ dày.
- Nên thường xuyên mặc quần áo thoải mái và rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát gây áp lực cho vùng bụng.
Để có thể cải thiện hiệu quả tình trạng ợ hơi lúc đói gây ra do bệnh trào ngược dạ dày thì cần phải điều trị dứt điểm bệnh này. Khi đó, các bạn nên sử dụng những dược liệu từ thiên nhiên tốt cho dạ dày như:
- Tinh nghệ Nano Curcumin: Có tác dụng hiệu quả trong việc chống viêm, giúp các vết loét dạ dày mau lành. Nhờ vậy, tinh nghệ Nano Curcumin giúp làm giảm tiết axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ hơi.
- Cúc la mã: Có tác dụng làm dịu thần kinh và kháng viêm hiệu quả, diệt các vi khuẩn có hại cho dạ dày.
- Cam thảo: Giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm và giúp vết loét dạ dày nhanh lành.
- Hoàng liên: Sử dụng hoàng liên giúp tăng nhu động ruột để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Hoàng liên giúp vết loét dạ dày mau lành và kháng lại nhiều loại vi khuẩn có hại cho dạ dày.
- Hậu phác: Có tác dụng giúp dạ dày hạn chế tiết axit, giảm sự co bóp của dạ dày tá tràng, phòng ngừa viêm loét dạ dày.
- Thương truật: Có tác dụng làm tăng nhu động ruột, làm dịu thần kinh và chống viêm.
- Bán hạ bắc: Là vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc chống nôn, làm dịu các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngô thù du: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chống nôn.
- Bạc hà: Làm dịu hệ tiêu hóa, chống nôn và thông mật.
- Gừng: Kháng viêm, chống nôn, tốt cho dạ dày.
Nên ăn gì, kiêng ăn khi ợ hơi lúc đói?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng ợ hơi khi đói. Người bị ợ hơi nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
- Chất xơ: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn chất xơ có tác dụng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, phòng tránh tình trạng hay ợ hơi đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ là ngô, khoai lang, rau bí đỏ, xoài, rau muống, rau ngót, rau đay, mồng tơi,…
- Chất đạm: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày, giúp cơ trơn dạ dày tăng cường sự co bóp, hỗ trợ tiêu hóa. Những thực phẩm giàu chất đạm là trứng, thịt bò, thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt vịt,…
- Đồ chua: Những thực phẩm có vị chua ăn nhiều không tốt cho dạ dày nhưng nếu ăn với lượng vừa đủ thì có tác dụng tăng cường tiêu hóa. Đồ chua khiến thức ăn lên men nhanh và tiêu hóa dễ dàng hơn. Những thực phẩm là đồ chua tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm dấm táo, dấm chuối, bưởi,…
- Một số loại rau cải: Rau cải chíp, cải xoăn,…không chỉ nhiều chất xơ mà còn chứa các chất giúp bảo vệ niêm mạc của đường tiêu hóa. Ăn nhiều rau cải sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, phòng tránh bệnh lý gây ợ hơi.
Người bị ợ hơi khi đói cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm bao gồm:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,…khó tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột của dạ dày. Hệ quả là khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn gây ra tình trạng ợ hơi lúc đói.
- Chất kích thích: Cà phê, socola, rượu bia và đồ uống có cồn chứa những chất kích thích gây kích ứng dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương. Đồ uống có ga khiến dạ dày chứa nhiều khí thừa gây ợ hơi.
- Trái cây chua: Chanh, khế chua, mơ,…những loại trái cây có vị quá chua chứa nhiều axit làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây ra phản xạ co thắt thực quản.
- Một số loại gia vị: Như hành, hạt tiêu, ớt, riềng,…khiến sự co thắt ở thượng vị giảm gây ra tiêu hóa kém dẫn tới chứng ợ hơi.
- Một số loại tinh dầu: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,…gây ra giãn nở vùng thượng vị khiến cho axit trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
Ợ hơi lúc đói là một cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ợ hơi khi đói do nguyên nhân bệnh lý gây nên thì cần phải điều trị bệnh dứt điểm. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng ợ hơi khi đói diễn ra liên tục và kèm theo các triệu chứng khó chịu.